Shopping Cart

Lỗi views/plugins/sicommerce-cart/cart/cart-total.php

Đặc Tính & Ứng Dụng Của Chất Liệu Vải Modal

09/03/2023
Tin tức

Vải modal đã xuất hiện từ rất lâu nhưng mãi đến tận sau này, chất liệu mới được ứng dụng vào ngành thời trang. Vải modal còn được biết đến với tên gọi khác là vải gỗ sồi. Tại sao chúng lại có tên gọi như vậy? Hãy cùng Betty tìm hiểu sâu hơn về chất liệu này này ngay nhé.

Vải modal làm từ sợi cellulose từ bột gỗ, thành phần chính từ mảnh gỗ nguyên chất của cây sồi. Tuy có nguồn gốc từ thực vật nhưng trong quá trình sản xuất có sử dụng đến các hóa chất khác như natri hydroxit và cacbon disulfate nên chất vải modal được liệt kê vào dòng vải bán tổng hợp. 



Vải modal có thành phần chính từ sợi cây gỗ sồi

Modal ngày nay được xem là giải pháp thay thế cho cotton mà vẫn thân thiện với môi trường. Khi trồng bông để tạo cotton gây ra sự tranh cãi lớn với tác động xấu đến môi trường, sản xuất sợi modal được đánh giá hiệu quả hơn với chăm sóc cây sồi dễ dàng, không cần nhiều nước và trong khi sản xuất sợi modal cũng sử dụng ít nước hơn sợi cotton 10-20 lần.



Hiện nay Modal được coi là một giải pháp thay thế mà vẫn thân thiện với môi trường thay Cotton vì quá trình chăm sóc cây sồi dễ dàng, không cần nhiều nước. Trong quá trình sản xuất ra sợi Modal cũng chỉ cần sử dụng ít nước hơn sản xuất sợi Cotton khoảng 10-20 lần.

Cây sồi - Thành phần làm nên vải modal

Lý giải đơn giản tại sao vải modal được gọi là vải cây gỗ sồi là bởi chúng có thành phần chính làm từ loại cây này. Cây sồi có tính kháng sâu bọ nên quá trình chăm sóc không cần sử dụng thuốc trừ sâu hay các loại phân bón hóa học. Có tuổi thọ lâu năm nên cây được xếp và hàng cổ thụ. Cây sồi có thể tự phát triển mà không cần con người can thiệp

Bắc Âu và Trung Âu là hai khu vực sở hữu diện tích rừng sồi lớn và phát triển nhất thế giới. Đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu để sản xuất vải sợi Modal. Điểm đặc biệt của cây sồi là không cần chăm sóc, tưới thiêu nhiêu nên có thể tự phát triển, nhân rộng mà không cần sự can thiệp của con người. 

Chính vì thế vải modal làm từ những cây sồi tự nhiên, rất an toàn, bền vững và không gây hại đến môi trường. Sợi modal được sản xuất từ thành phần cellulose của cây sồi. Chất này có màu trắng, không màu, không mùi, không vị và là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật giúp các mô thực vật có độ bền cơ học và tính đàn hồi cao.

Lịch sử ra đời

Mặc dù châu Âu là nơi sở hữu rừng sồi lớn nhất thế giới nhưng Nhật Bản lại là quốc gia sản xuất những sợi Modal đầu tiên vào năm 1951. Cho đến nay, loại vải đã phát triển hơn 70 năm nhưng sức phổ biến của nó vẫn chưa giảm. Modal được công ty Lenzing AG có trụ sở tại Áo phát triển lần đầu tiên và đăng ký nhãn hiệu cho tên vải. Đến nay có nhiều nhà sản xuất Modal với phiên bản của riêng họ. Ban đầu vải modal được nhập khẩu từ các quốc gia như Slovakia, Đức, Hungary và Cộng hoà Séc. Hiện nay, công ty Lenzing liên kết với Rajasthan Textile Mills tập trung sản xuất và phục vụ cho thị trường Ấn Độ.

Quy trình sản xuất

Là loại vải bán tổng hợp nên modal có thành phần chính từ tự nhiên nhưng trong quá trình sản xuất có sự can thiệp của nhiều hóa chất. Cụ thể các công đoạn sản xuất vải Modal:

  • Bước 1: Cây sồi khi đủ điều kiện thu hoạch sẽ tiến hành nghiền nhỏ và thu hoạch cellulose chiết xuất từ bột giấy.

Gỗ sồi được thu hoạch và cắt khúc trước khi đưa vào sản xuất

  • Bước 2: Cellulose được tạo thành từ các tấm. Các tấm này được ngâm trong natri hydroxit.
  • Bước 3: Khi các tấm được vỡ nhỏ ra, chúng tiếp tục được ngâm trong cacbon disulfat, hình thành ra Xanthate natri xenlulo.
  • Bước 4: Hợp chất thu được ở bước 4 tiếp tục được ngâm trong natri hidroxit tạo thành dung dịch lỏng. Khi đó, chúng được đưa qua một máy quay sợi với hàng ngàn lỗ để tạo sợi vải.
  • Bước 5: Các sợi khi đó được ngâm trong axit sunfuric để làm cứng và hình thành sợi vải hoàn chỉnh.
  • Bước 6: Khi sợi modal được hình thành, chúng sẽ trải qua các bước xử lý thô như giặt, tẩy trắng, sấy khô sau đó cuộn thành các cuộn lớn và tiến hành dệt thành tấm vải hoàn chỉnh.


Xuất phát từ nguyên liệu thiên nhiên nên chất vải modal mang đến khá nhiều ưu điểm nổi bật, tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của vải modal nhé.


Ưu điểm

  • Vải chống co rút

Modal được dệt từ Cellulose nên có khả năng chịu tác động từ ngoại lực rất tốt. Sợi Cellulose có cấu trúc liên kết rất tốt , bền bỉ và chặt chẽ giữa các phân tử. Chính điểm cộng đã giúp vải modal khó bị nhão, xù hay co rút vải như những chất liệu khác. Trong những năm gần đây, vải modal nhanh chóng thay thế vải cotton bởi vải cotton được làm từ sợi cotton với đặc tính dễ co rút, nhanh mất form đồng thời dễ nhăn, gây mất thẩm mỹ và khiến người mặc khó chịu.

Trong khi đó, modal nhanh chóng khắc phục yếu điểm này, đã nhanh chóng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn thay thế các chất liệu khác, được khách hàng yêu thích chọn lựa. Vải modal dù sau nhiều lần giặt cũng không bị co rút, nhàu nát, giữ form dáng như mới mua.

  • Mềm mại

Modal mang đến mềm mại đáng kinh ngạc. Vì thế vải thường được sử dụng để làm ga trải giường, đồ ngủ hay áo lót.

  • Khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Những chất vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt thường được ưa chuộng hơn, vải modal cũng không ngoại lệ. Modal thấm hút hơn 50% so với cotton. Những trang phục từ chất vải modal không gây ra cảm giác hầm nóng, bí bách, ngược lại còn rất thoáng khí, mát mẻ, dễ chịu dù là mùa đông hay mùa hè. Bề mặt vải cũng khá phẳng, mịn màng, kiểm soát nhiệt độ tốt. Điểm cộng này đã thu hút các nhà sản xuất lựa chọn  chất liệu modal cho những sản phẩm của họ, mang đến giấc ngủ êm ái, trọn vẹn cho người tiêu dùng.

  • Độ bền chắc

Sợi Cellulose có liên kết khoa học rất bền nên khi tiếp xúc với nhiệt độ hay nước nóng hoàn toàn không bị ảnh hưởng đến chất lượng vải. Bên cạnh đó, thành phần sợi Cellulose cũng tăng độ bền và độ co giãn hoàn hảo cho vải. Khả năng liên kết sợi vải bền chặt nên không có tình trạng vải bị rách, hư hỏng khi bị tác động nhẹ từ môi trường bên ngoài. Chính vì thế khâu vệ sinh và bảo quản vải modal cũng dễ dàng và nhanh chóng mà không lo chất lượng hao mòn hai màu sắc bị phai nhạt.

  • Khả năng kháng khuẩn cực tốt

Thành phần và quy trình sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại nên vải modal được đánh giá là sản phẩm thân thiện với môi trường. Khả năng chống bám bụi, chống vi khuẩn cũng được đánh giá cao. Vải được làm từ sợi thiên nhiên nên Modal là sự lựa chọn đúng đắn cho người dùng.

  • Giá thành phù hợp

Không chỉ sở hữu những tính năng vượt trội mà giá thành của vải modal cũng không quá cao, rất thích hợp với túi tiền của nhiều người. Đó cũng là lý do vải modal được sử dụng rộng rãi trên thị trường ngày nay.

Nhược điểm

  • Không giữ nhiệt

Vải modal không có khả năng giữ nhiệt tốt nếu thời tiết quá lạnh. Vì thế nếu sử dụng modal làm chăn ga gối, nhà sản xuất thường chần thêm bông để sản phẩm bền chắc và ấm áp hơn vào mùa đông. Còn đối với trang phục, người ta chủ yếu sử dụng vải modal vào những thiết kế cho mùa hè hoặc mùa thu. 

  • Giá thành cao

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như thoáng khí, mềm mịn, nhẹ, mát nên giá thành của chất vải Modal thường có giá thành cao hơn so với các chất liệu khác.

  • Dễ ngả vàng khi tiếp xúc nhiệt độ cao

Vì vải modal là chất liệu bán tổng hợp với nguyên liệu chính từ bột gỗ nên chúng rất dễ ngả vàng hoặc cháy khi phải tiếp xúc với nhiệt quá nóng, vì thế khi là hay ủi sản phẩm chất liệu modal, bạn cần hết sức thận trọng.

Phân loại vải

Với sự phát triển công nghệ không ngừng thì việc vải modal có nhiều chất liệu khác nhau là điều tất yếu. Mỗi sự kết hợp các loại sợi khác nhau lại mang đến loại vải modal khác nhau. Một số loại vải modal phổ biến trên thị trường ngày nay có thể kể đến như:

Cotton Modal

Sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi modal mang đến giá thành dễ chịu hơn cho người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, tùy mục đích và công thức riêng mà tỷ lệ pha trộn giữa cotton và modal sẽ khác nhau, phổ biến nhất là 20/80 hoặc 30/70. Đặc tính mềm mại, thấm hút và mịn màng của sợi modal sẽ làm mềm vải cotton hơn, đảm bảo độ bền bỉ và mức giá thành phẩm thấp hơn vải 100% modal.

Spandex Modal

Tỷ lệ kết hợp thông thường giữa sợi modal và spandex là 93 - 97% Modal và 1- 7% sợi spandex, tùy theo mục đích sử dụng của chất liệu. Spandex Modal thoáng khí, thấm hút mồ hôi và mềm mại đặc trưng của sợi modal và độ co giãn lý tưởng của sợi spandex. Chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất đồ lót, đồ thể thao hay đồ tập yoga.

Modal 100%

Vải Modal 100% với thành phần chính từ sợi modal nguyên bản, khong pha tạp thêm bất cứ sợi vải nào khác.Vải dệt từ 100% sợi modal thường mềm mịn, bóng như lụa, được nhuộm với màu sắc sáng, đầy đặn và sắc nét. Loại vải này thường có khả năng hút ẩm tốt, bền màu tuyệt vời. So với cotton 100% thì chất liệu modal 100% thường mềm mại hơn và không dễ bị ố vàng và đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Giặt vải cotton khoảng 25 lần thì sợi vải có xu hướng cứng hơn, ngược lại sợi modal lại mềm mại hơn.

Ứng dụng

Với nhiều ưu điểm như nêu trên, vải modal được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất trang phục may mặc cho đến chăn ga gối  hay đồ nội thất trong gia đình, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Sản xuất chăn ga gối

Không quá khó khăn để tìm kiếm một bộ chăn ga gối sử dụng vải modal, hầu hết đều là các sản phẩm chăn ga cao cấp trên thị trường. Các thương hiệu chăn ga gối thường khéo léo lựa chọn và sử dụng modal trong các sản phẩm của mình, để mang lại giấc ngủ vẹn tròn cho người nằm. Các sản phẩm chăn ga gối từ modal cũng được thị trường đánh giá cao, đặc biệt yêu thích.



Ứng dụng trong ngành thời trang

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến vải modal trong sự phát triển của ngành thời trang trong nhiều thập kỷ qua. Chính bởi đặc điểm mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt nên modal thường được dùng để may quần áo ngủ, đồ lót hay quần áo trẻ em. Bên cạnh đó một số trang phục cho nam giới cũng sử dụng kết hợp giữa vải modal và vải cotton để tăng tính cứng cáp, mạnh mẽ cho sản phẩm.



Cách bảo quản vải modal


Sử dụng vải modal đúng cách giúp tăng độ bền đẹp

  • Tránh dùng chất tẩy rửa mạnh với modal. Bạn nên ưu tiên xà phòng trung tính hay nước giặt tự nhiên.
  • Khi giặt chỉ nên vò nhẹ vải bằng tay trong lần giặt đầu tiên
  • Nên giặt với nước lạnh để đảm bảo cấu trúc sợi vải.
  • Không dùng bàn chải chà xát mạnh lên bề mặt vải.
  • Khác với các chất liệu vải khác, vải modal không thích hợp giặt khô hoặc là hơi. Khi giặt bạn cũng nên hạn chế ngâm trong nước lạnh quá lâu.
  • Nên phơi vải ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế tối đa dùng máy sấy vì nhiệt độ cao có thể làm vải bị co rút sợi, mất form dáng ban đầu
  • Khi thời tiết nồm ẩm, chỉ nên hong khô vải bằng quạt điện.

Với những thông tin hữu ích trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu lý do vì sao vải modal còn có tên gọi là vải gỗ sồi và những kiến thức về loại vải này. Xu hướng sử dụng sản phẩm từ vải modal ngày nay cũng được ưa chuộng hơn chất liệu cotton nhờ tính năng vượt trội mà modal mang lại cho người tiêu dùng.


Tham khảo bộ sưu tập Modal của nhà Betty : http://bettybedding.vn/tencel-modal

Chia sẻ

Bài viết liên quan