Shopping Cart

Lỗi views/plugins/sicommerce-cart/cart/cart-total.php

Định Nghĩa Vải Microfiber Là Gì? Ứng Dụng Của Microfiber Trong Sản Xuất Chăn Ga Gối?

08/03/2023
Tin tức

Tuy chỉ mới xuất hiện nhưng vải microfiber đã mang đến nhiều thay đổi cho ngành chăn ga gối đệm và gia dụng. Cải tiến trong tính năng, vượt trội trong thành phần đã giúp vải microfiber nhanh chóng được khách hàng tin dùng, đánh giá cao. Cùng Betty tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm nhé.

Vải microfiber là gì?

Microfiber được xem như bước cải tiến tuyệt vời của các loại sợi tổng hợp. Sợi này siêu mịn, mịn gấp đôi so với sợi tơ. Kích thước của sợi microfiber rất nhỏ, với đường kính bằng ⅕ sợi tóc con người. Loại sợi tổng hợp này được cấu tạo từ nhiều sợi khác nhau, trong đó 2 thành phần chủ yếu là Polyester và Polyamide hoặc từ các chất liệu tự nhiên khác như Cellulose, Carbohydrate thực vật.



Thông thường tỷ lệ phổ biến để sản xuất ra microfiber là 80% polyester và 20% polyamide, hoặc có thể là 75/25 hoặc 70/30. Thành phần polyester có trong sợi vải microfiber giúp sợi bền và cứng. Tỷ lệ polyester càng lớn thì vải microfiber càng cứng, khả năng hấp thụ kém nhưng ngược lại mang đến độ bền cao hơn cho người dùng. Còn sợi polyamide lại cung cấp khả năng hấp thụ cho chất liệu này. Vì thế nếu tỷ lệ polymide nhiều hơn sẽ đem tới độ mềm dẻo cũng như khả năng hấp thụ tốt hơn, nhưng độ bền kém đi.

Chính bởi sự kết hợp của hai chất liệu này mà sợi microfiber sở hữu đặc điểm nổi bật như mềm dẻo, chống thấm nước và lọc khuẩn hiệu quả.

Sự phát triển của sợi microfiber

Năm 1950 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của vải microfiber khi chúng được sản xuất bằng việc áp dụng kỹ thuật kéo sợi nóng chảy để tạo ra thành phẩm. Tuy nhiên, vào thời điểm này, vải microfiber chưa được ứng dụng rộng rãi.

Đến năm 1960, một nhà khoa học tại Toray Industries Nhật Bản đã phát triển loại sợi này, tạo tiền đề cho chất liệu trên con đường trở thành lựa chọn phổ biến nhất trong ngành công nghiệp dệt may.

Năm 1990, vải microfiber được công bố lần đầu tiên tại Thụy Điển, sau đó dần dần được ứng dụng rộng rãi trên khắp khu vực châu Âu. Thời điểm hiện tại, sợi microfiber đã trở thành nguyên liệu phổ biến trong lĩnh vực may mặc, sản xuất chăn ga gối đệm và các vật dụng làm sạch chuyên nghiệp nhờ khả năng thấm hút tốt và tác dụng làm sạch hoàn hảo.


Tính năng Microfiber

Ngay từ khi xuất hiện, loại vải này đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dệt may, sản xuất chăn ga gối. Các thương hiệu lớn đều tận dụng tính năng nổi trội của vải microfiber so với chất liệu truyền thống để cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. 

Mang lại cảm giác thoải mái

Yếu tố đầu tiên khi nhắc đến vải microfiber là cảm giác thoải mái. Đánh giá chất lượng từ những bộ chăn ga gối làm từ sợi microfiber cho thấy người dùng hoàn toàn hài lòng và yêu thích bởi chúng mang đến cảm giác mềm mại, êm ái và bảo vệ làn da người dùng một cách hiệu quả.




Xu hướng sử dụng chăn ga từ vải microfiber vì tính năng êm ái, thoải mái

Lý do là bởi sợi microfiber siêu nhỏ, mềm mịn, mật độ trên các sản phẩm sử dụng chất liệu này dày hơn nên người dùng sẽ cảm nhận được sự êm ái, thoải mái, đặc biệt là chăn ga gối làm từ vải microfiber.

An toàn tuyệt đối




Sợi microfiber tăng khả năng thông thoáng, thấm hút mồ hôi khi ngủ nên vô cùng an toàn, ngay cả với những làn da nhạy cảm

Sợi Microfiber được cấu tạo từ hai chất liệu an toàn và thân thiện với người dùng, vì thế bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm liên quan sử dụng chất liệu này. Microfiber có thể ngăn chặn các vấn đề liên quan đến da liễu, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm, bảo vệ sức khỏe tuyệt đối và không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu nào cho người dùng.


Khả năng kháng ẩm vượt trội




Microfiber có khả năng thấm hút nước gấp 7 lần so với trọng lượng của nó

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: sợi vải microfiber có khả năng thấm hút nước gấp 7 lần so với trọng lượng của nó, thời gian làm khô nhanh gấp 3 lần so với chất liệu thông thường. Bởi vì khi giặt các sản phẩm làm từ vải microfiber, phân tử nước không thấm vào cấu trúc sợi vải mà chỉ đi vào khoảng cách giữa các sợi - đây chính là đặc tính khác biệt nổi trội của chất liệu này. Điều này lý giải vì sao microfiber được ứng dụng rộng rãi trong may mặc, chăn ga gối đệm, và thậm chí một số sản phẩm có nhiệm vụ lọc khuẩn.

Độ bền cao

Ưu điểm của chất liệu này là rất ít khi gặp phải tình trạng phai màu dù trải qua nhiều lần giặt. Sau khi giặt, chất liệu vẫn giữ được tình trạng, kiểu dáng như ban đầu, không gặp phải tình trạng nhàu nát sau khi sử dụng. Vì thế, sợi microfiber được đánh giá cao về độ bền, có thể lên đến 7-10 năm.



Cận cảnh bề mặt vải microfiber với mật độ sợi dày dặn, cho phép độ bền có thể lên tới 10 năm

Ứng dụng kỹ thuật dệt một trục dọc theo bề ngang khổ vải nên cấu trúc vải microfiber chặt chẽ, khó bị phá vỡ. Vì thế vải không xuất hiện tình trạng xù lông hay bay bụi vải. Chính vì thế, sử dụng vải microfiber làm khăn lau là lựa chọn lý tưởng, đặc biệt với những bề mặt kính, màn hình điện tử hay các bề mặt sơn tĩnh điện. Quan trọng hơn, nó hạn chế khả năng dị ứng bụi vải cho người xung quanh.

Khả năng kháng khuẩn

Khác biệt lớn nhất của vải microfiber với những chất liệu khác là khả năng chống khuẩn rất cao. Chúng được sử dụng khá phổ biến tại bệnh viện nhờ khả năng loại bỏ đến 99% các loại vi khuẩn, trong khi đó những chất liệu kháng khuẩn thông thường chỉ loại bỏ được 30% vi khuẩn. Việc sử dụng tất cả những sản phẩm được làm từ chất liệu Microfiber sẽ hoàn toàn loại bỏ các loại vi trùng giúp ngăn chặn mầm bệnh tấn công và gây hại tới sức khỏe của người dùng.

So sánh Microfiber và Cotton

Sợi microfiber thường được so sánh với sợi cotton nhờ khả năng thấm hút ẩm tuyệt vời của hai chất liệu này. Từ khi vải microfiber xuất hiện, sợi cotton dần mất ưu thế. Tại sao người tiêu dùng lại đánh giá cao chất liệu microfiber hơn cotton?


Với độ bền cao, thời gian sử dụng lâu hơn, nếu sử dụng vải microfiber bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Microfiber được cấu tạo từ những sợi vải siêu nhỏ, khả năng hút nước tốt nhưng lại nhanh khô và dễ làm sạch, dễ vệ sinh. Trong khi đó, giá thành của vải cotton cao hơn rất nhiều, thời gian sử dụng thấp nên giá trị không được đánh giá cao. Theo tính toán từ phía nhà sản xuất, sử dụng microfiber có thể tiết kiệm chi phí nhiều hơn 40% và thời gian sử dụng lâu hơn 45% cho một dòng đời sản phẩm. 


  • Microfiber đạt độ khô nhanh gấp 3 lần chất liệu cotton

Khả năng thấm hút của microfiber tốt hơn, thậm chí chúng có thể thấm hút dầu và mồ hôi mà sợi cotton chưa làm được hoặc làm chưa tốt. Chính bởi tính năng này mà những bộ chăn ga gối sử dụng vải microfiber rất thích hợp cho những không gian phòng ngủ sử dụng điều hòa. Vì khi nằm điều hòa, tuy không toát mồ hôi nhưng chất dầu, nhờn từ da vẫn tiết ra và sợi microfiber sẽ nhanh chóng làm sạch đáng kể . Hoặc khi sử dụng quạt, nhiệt độ cao vẫn khiến mồ hôi tiết ra nhiều, những sợi microfiber sẽ nhanh chóng hút ẩm và làm sạch nhanh chóng, giúp bạn luôn cảm thấy thư giãn, nhanh chóng đi sâu vào giấc ngủ.


Dựa vào cấu trúc sợi, vải microfiber được đánh giá làm sạch hiệu quả hơn. Với chất bẩn, vải cotton chỉ đẩy các chúng ra xung quanh còn vải microfiber có kích thước nhỏ mịn, cho phép hút bám bẩn mạnh mẽ, kể cả những vết bẩn nhỏ nhất sẽ nằm ở giữa các nêm sợi trong cấu tạo. Vì thế, khi sử dụng vải microfiber để lau, bạn sẽ thấy bề mặt nhanh chóng sáng bóng trở lại, còn bề mặt sau khi lau với cotton cần lau đi lau lại nhiều lần, đôi khi bề mặt vẫn bị dính bụi vải.

Cấu trúc mặt cắt của sợi microfiber và cotton. Nhờ cấu tạo nhiều khe hở, sợi micro cho phép khả năng thấm hút nước nhanh hơn cũng như tăng khả năng bám bụi.


  • Khả năng kháng khuẩn sợi microfiber cao hơn

Xét về tính kháng khuẩn, sợi cotton kém hơn so với microfiber. Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh rằng, chỉ với việc xả bằng nước thường, bạn có thể loại bỏ tới 98% vi khuẩn, 93% vi rút khỏi bề mặt sợi microfiber. Trong khi đó, cũng thao tác này với sợi cotton chỉ loại bỏ được khoảng 30% vi khuẩn và 23% vi rút. 

  • Sợi Cotton dễ bay màu sau khi sử dụng và giặt tẩy nhiều, trong khi đó, sợi microfiber đa dạng màu sắc và giữ màu bền bỉ theo thời gian.

Ứng dụng của vải microfiber

Chính bởi những ưu điểm vượt trội, khác biệt mà vải microfiber ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ứng dụng trong thời trang

Nhờ tính chất hút ẩm tốt, vải microfiber là chất liệu lý tưởng để sản xuất thời trang thể thao như áo cho vận động viên đạp xe, các loại đồ lót, áo choàng, áo tắm, quần bơi hay một số sản phẩm khác dành riêng cho vận động viên thường xuyên hoạt động dưới nước.




Ứng dụng sản xuất phụ kiện

Với khả năng kháng khuẩn, làm sạch tuyệt vời của microfiber nên chất liệu này thường được sử dụng làm khăn lau. Bên cạnh đó, nó cũng thường kết hợp chất liệu da để sản xuất những phụ kiện truyền thống như ví, túi xách, ba lo, giày dép, bìa sách,....




Sản xuất các vật liệu cách nhiệt

Ngày nay, một số vật liệu cách nhiệt dần bị  thay thế bởi microfiber như phần lông của túi ngủ, các thiết bị ngoài trời do nó có khả năng giữ nhiệt tốt, tránh hút ẩm. Bên cạnh đó, Microfiber cũng được sử dụng để cách nhiệt, cách nước trong vỏ xe ô tô với nhiều lớp mỏng được lắp ghép lại với nhau.

Ứng dụng trong ngành sản xuất chăn ga gối

Khi vải microfiber xuất hiện đã mang đến những bước cải tiến vượt trội trong ngành sản xuất chăn ga gối. Rất nhiều thương hiệu đã ứng dụng chất liệu này vào sản phẩm của mình nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Betty cũng là một thương hiệu sử dụng thành công chất liệu microfiber cho sản phẩm của mình với những bộ ruột gối và ruột chăn đáp ứng đầy đủ mong muốn, kỳ vọng từ người dùng.


  • Ruột chăn Micro

Vỏ chăn từ 100% vải cotton còn ruột chăn sử dụng bông microfiber tiệt trùng, rất êm và ấm. Bông microfiber có đặc điểm nổi bật như nhẹ, mềm mại, thông thoáng, khả năng chống khuẩn tốt, không gây dị ứng da , mang đến giấc ngủ trọn vẹn cho cả gia đình.



  • Ruột Chăn Lông Vũ Microfiber

Ruột chăn lông vũ Betty được làm từ chất liệu bông Microfiber có kích thước siêu nhỏ, giữ ấm tốt, làm ấm nhanh, chống thoát nhiệt tối đa. Toàn bộ bông microfiber không pha lẫn tạp chất, không pha poly, đều được xử lý tiệt trùng nên an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng.


Hướng dẫn bảo quản vải microfiber

Mặc dù chất liệu vải microfiber được đánh giá là sợi vải có độ bền cao nhưng không phải vì thế mà bạn không cần vệ sinh, bảo quản chúng đúng cách. Điều này không chỉ làm độ bền giảm đi đáng kể mà còn ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe bạn. Đặc biệt các vật dụng chăn ga gối đệm làm từ vải microfiber, việc vệ sinh kỹ lưỡng sẽ ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, xâm nhập vào cơ thể gây ra những bệnh về hô hấp hay các vấn đề về da liễu.

  • Đối với vải Microfiber, bạn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy. Nếu giặt chăn ga thì bạn cần cân nhắc trọng lượng của chăn có thích hợp với trọng lượng của máy hay không để đảm bảo vệ sinh hiệu quả và không ảnh hưởng đến chất lượng máy giặt. Vải Microfiber có thể chịu được nhiệt từ 30 - 45 độ C. Bạn nên tránh giặt hay sấy ở mức nhiệt cao hơn để tránh làm bay màu vải hoặc vải bị mủn, xổ lông.
  • Về chất tẩy rửa, bạn nên chọn bột giặt hay nước giặt có độ pH trung tính. Thay vì đổ trực tiếp vào máy giặt, bạn nên hòa tan sẵn trong nước ấm rồi mới tiến hành các công đoạn tiếp theo. Tốt nhất, bạn nên chọn nước giặt thay vì bột giặt.
  • Vải microfiber rất nhanh khô, để quá trình phơi khô diễn ra hiệu quả, bạn hãy đem phơi ở khu vực thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời và những khoảng thời gian năng lượng nhiệt từ mặt trời ở mức độ cao.
  • Bạn nên hạn chế sử dụng máy sấy với vải microfiber để tránh tình trạng nhăn nhúm, co rút.

Với tính năng nổi bật này, vải microfiber hứa hẹn sẽ trở thành chất liệu được yêu thích và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hơn nữa. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn chưa từng trải nghiệm loại vải này. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu microfiber và an tâm chọn lựa vải nhé.

Chia sẻ

Bài viết liên quan