Shopping Cart

Lỗi views/plugins/sicommerce-cart/cart/cart-total.php

Top Nhưng Sài Lầm Khi Dùng Nước Xả Vải Của Chị Em Phụ Nữ Hay Mắc Phải

15/03/2023
Tin tức

Nước xả vải và bột giặt là hai thứ không thể thiếu giúp quá trình giặt giũ chăn ga gối của các chị em trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc dùng nước xả không đúng cách có thể vô tình mang đến tác hại cho sức khỏe của bạn và làm hư hỏng chiếc máy giặt đang dùng. Hôm nay, Betty sẽ chia sẻ cùng bạn 5 sai lầm mà các chị em nội trợ hay mắc phải khi sử dụng nước xả vải hiện nay.

Thành phần của nước xả vải


Nước xả vải chứa rất nhiều hóa chất, mà mỗi hóa chất lại có những công dụng riêng của nó.

Các thành phần có trong một sản phẩm xả vải gồm:

Các chất làm mềm vải sợi;

  • Acid béo (như acid stearic): Đây là chất làm đặc sản phẩm, không có hại trên da
  • Ester glycerol và Polyethylene glycol: Đây là hai chất nhũ hóa, tăng khả năng hòa tan của nước xả vải vào sản phẩm. Ester glycerol có nguồn gốc từ chất béo tự nhiên nên vô hại. Ngoài ra, Polyethylene cũng vô hại trên da

Và một số hợp chất khác:

  • Silicon (dạng dầu)
  • Chất thơm
  • Màu
  • Nước (loại không ion)
  • Đôi khi người ta còn dùng thêm các muối vô cơ (dạng điện li mạnh)

Ngày nay, người ta còn bổ sung thêm chất diệt khuẩn để tránh sự tạo mùi hôi cũng như để giữ mùi thơm lưu lại lâu trên chăn ga.

  • Distearyl dimethyl ammonium chloride (hoặc methylsulfate)

Là chất làm mềm vải kinh điển, không độc hại hoặc ít độc hại cho da người. Nó có nguồn gốc từ các chất béo tự nhiên và

  • Dialkylamino imidazolin methylsulfate

Nếu sử dụng nhiều Imidazoline trong thời gian dài sẽ gây nên kích thích da, làm da bị phỏng đỏ và ngứa ngáy khó chịu

  • N-[1,2-Bis(acyloxy)propyl]-N,N,N-trimethyl ammonium chloride (tên thương mại là diesterquat – DEQ) và N,N-Bis-(2-acetyloxy ethyl)-N-(2-hydroxyethyl)-N-methyl ammonium methyl sulfate (tên thương mại là esterquat – EQ)

Hiện nay, người ta thường sử dụng Diesterquat và esterquat như hai chất tạo mềm chính. Chúng vừa có khả năng làm mềm vải vừa có tính diệt khuẩn, kháng khuẩn tự nhiên

Nước xải vải hoạt động theo cơ chế nào?

Qua quá trình nhiều lần giặt bằng bột giặt tổng hợp, chăn ga gối sẽ bị thô cứng hóa và mất đi sự mềm mại vốn có.

Nguyên nhân là bởi chất tẩy rửa trong bột giặt tổng hợp là chất hoạt động bề mặt anionic (mang điện tích âm). Do đó, sử dụng chất hoạt động bề mặt cationic (mang điện tích dương) trong nước xả vải để làm mềm bề mặt chăn ga.

Trong môi trường ngâm xả, hai chất này vì mang điện tích trái dấu nên sẽ hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Từ đó các chất tẩy rửa còn sót lại trong bột giặt sẽ được loại bỏ hết

Những sai lầm khi dùng nước xả vải nhiều nội trợ mắc phải

  • Đổ nước xả vải trực tiếp lên chăn ga


Đổ trực tiếp nước xả vải vừa gây loang màu, vừa làm giảm độ bền của vải

Nhiều người có thói quen đổ trực tiếp nước xả vải lên chăn ga để lưu lại mùi hương lâu hơn. Tuy nhiên, đây là một việc làm hoàn toàn sai và mang đến nhiều hậu quả tai hại. Việc đổ trực tiếp nước xả vào chăn ga sẽ khiến chăn ga của bạn bị loang màu, bục đường chỉ, sợi vải kém bền màu hơn, không được phân bố đều trong lồng giặt.

Do đó, bạn nên đổ nước xả vào đúng khay đựng nước xả chuyên dụng, máy giặt sẽ thay bạn phân bố lượng xả phù hợp cũng như không phải canh đúng giờ để đổ xả vào như trước đây.

Ngoài ra, nếu giặt tay, hãy pha loãng nước xả ra chậu, hòa tan chúng trước khi đổ vào chậu đựng chăn ga của bạn.

  • Ngâm chăn ga trong nước xả vải quá lâu

Như đã nói ở trên, chất tẩy có trong bột giặt tích điện âm còn chất làm mềm vải tích điện dương. Vì thế, công dụng của nước xả là giúp làm sạch chất tẩy rửa còn sót lại trên chăn ga. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn ngâm chăn ga trong vài giờ liền.

Đối với dòng chăn ga có chất liệu mỏng, nhẹ như ga chun, vỏ gối bạn nên ngâm không quá 1o phút với liều lượng vừa đủ. Còn ga chần hoặc ga chần phủ, hãy ngâm không quá 15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Dùng quá nhiều: rước bệnh, hỏng máy


Nếu dùng quá nhiều nước xả, chúng sẽ bị giữ lại trên chăn ga gây ra mùi nồng nặc khó chịu. Ngoài ra chiếc máy giặt cũng phải hoạt động với công suất lớn hơn để giũ sạch lượng xả còn sót lại

Bạn có biết dùng nước xả vải không đúng cách có thể vô tình gây hại cho sức khỏe của bạn và chiếc máy giặt đang dùng.

Nước xả vải sẽ để lại dầu silicon - hợp chất tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển, gây ra các bệnh da liễu, hô hấp.

Dùng nước xả vải quá liều lượng, lượng dầu sẽ bám lại trên ống thoát nước. Cùng với đó là bụi bẩn từ chăn ga thải ra, tích tụ trên đường ống gây tắc và hại máy giặt.

Nước xả vải quá nhiều cũng khiến máy giặt phải làm việc hết công suất để giũ bỏ hết chất xả. Hệ thống cảm ứng điều tiết số vòng quay lồng giặt tăng lên, gây tốn điện, tốn nước và giảm tuổi thọ máy.

  • Ướp hương cho chăn ga sau khi xả

Một việc làm nữa cũng rất vô nghĩa đó là ướp hương cho chăn ga sau khi xả. Bản thân nước xả vải đã có sẵn các hạt lưu hương, khiến cho chăn ga của bạn có thể thơm mát mất ngày liền. Hơn nữa, khi chăn ga của bạn có nhiều hơn 2 mùi hương, chúng sẽ gây nên cảm giác khó thở, nồng nặc.

  • Treo chăn ga đã giặt ở bóng râm


Ánh nắng không chỉ giúp làm khô mà còn tiêu diệt môi trường  sinh trưởng của vi khuẩn

Nhiều người nghĩ rằng chăn ga đã có máy giặt sấy khô nên chỉ cần phơi trong bóng râm ở ban công, hay những sân phới bị khuất nắng. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Vì nếu bạn phơi chăn ga đã ngâm nước xả vải vào trong bóng râm sẽ vô hình tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi phát triển do chăn ga vẫn còn ẩm mà lại để lâu.

Tốt nhất, bạn hãy phơi chăn ga ngoài nắng chăn ga sẽ vừa mau khô, vừa được diệt khuẩn dưới ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn chặn nấm mốc phát triển.

Trên đây là những chia sẻ của Betty Bedding xung quanh việc làm thế nào để sử dụng nước xả vải đúng cách. Ai cũng muốn được nằm trên những bộ chăn ga gối thơm tho, sạch sẽ, vậy thì hãy trang bị ngay những kiến thức này để phòng ngủ của bạn lúc nào cũng ngát hương, sẵn sàng đưa bạn đến những giấc ngủ ngon nhất.

Chia sẻ

Bài viết liên quan