Shopping Cart

Lỗi views/plugins/sicommerce-cart/cart/cart-total.php

6 Nguyên Tắc Phối Màu Cực Đỉnh Cho Nội Thất Nhà Bạn

27/07/2023
Tin tức

Màu sắc là một yếu tố quan trọng giúp thể hiện đầy đủ sắc thái trong phong cách cũng như tính cách của sản phẩm.

Việc nắm không vững các quy tắc màu sắc sẽ gây khó hiểu và phức tạp cho nội thất cũng như có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần trong sự nghỉ ngơi hoặc làm việc của mình.

Vì thế, để Betty Bedding giúp bạn với các nguyên tắc phối màu cực đỉnh nhưng lại hết sức đơn giản để áp dụng cho nội thất của mình.

Cùng đọc bài hết bài viết để bỏ túi các kiến thức xịn sò này nhé.

  • 1: Nguyên tắc màu sắc là gì mà lại quan trọng vậy?

Bắt nguồn từ bánh xe màu sắc (color wheel), những bảng màu kết hợp với nhau không phải là điều ngẫu nhiên. 

Từngng loại, từng sự kết hợp hay những quy tắc nghệ thuật sẽ giúp nhà thiết kế, kiến trúc sư thể hiện sự pha trộn màu sắc thú vị đến người dùng.

Bánh xe màu sắc lần đầu được ra mắt vào năm 1666 bởi Isaac Newton, dù bánh xe màu thời hiện đại đã có ít nhiều sự thay đổi nhưng cốt lõi vẫn là dựa trên sự phát minh vĩ đại này.

Nhờ có nó, các nhà thiết kế, nghệ sĩ đã có thể học hỏi và phát triển không ngừng để tạo ra các khuôn khổ và nền tảng giúp sáng tạo nên những kiệt tác.

Bánh xe màu chính là cơ sở phát triển nguyên lý màu sắc và những bảng phối màu.

 
  • 2: Vì sao nội thất cần nguyên tắc phối màu?

Trong thiết kế nội thất, việc dung hòa các sắc tố sẽ giúp tổng thể thiết kế trở nên hài hòa hơn. Việc chọn được màu sắc hợp lý để phối màu là vô cùng quan trọng. Bởi điều này chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần, sức khỏe,... của gia chủ.

Trong tâm lý học, màu sắc là một trong những thứ có thể điều hướng cảm xúc, tâm trạng của con người. Vì thế, kiến trúc sư thường có xu hướng sử dụng các sắc độ lẫn kiểu màu khác nhau giữa các gian nhà để tạo nên các cảm xúc riêng biệt cho từng khu vực nhưng vẫn giữ được liên kết chung của tổng thể thiết kế.

Ví dụ, đối với không gian cần sự tĩnh lặng và êm ái nên sử dụng tone màu sáng hoặc tone nhạt (pastel) để nhu hòa. Còn đối với cảm xúc sáng tạo, năng động thì màu nóng sẽ là một sự lựa chọn hợp lý.

Vể chọn một bảng màu đúng ý gia chủ nhưng vẫn tạo được sự hài hòa và sáng tạo không phải là điều dễ dàng. Do đó, việc nắm vững quy tắc của bánh xe màu sắc chính là chìa khóa khai phá các giới hạn trong nội thất.

 
  • 3: Không phải dân chuyên vẫn nắm được nguyên tắc phối màu này:

1: Bánh xe màu sắc:

Như đã nhắc phía trên, đây chính là nền tảng cơ bản nhất trong phối màu. Với nguyên tắc cơ sở này, nó có 3 nhóm màu gồm màu sơ cấp (đỏ, vàng, xanh lam), màu thứ cấp (sự liên kết giữa các màu cơ bản sẽ tạo nên nhóm 2 gồm tím, xanh lục, cam) và nhóm cuối cùng, bậc 3 (với sự pha trộn màu sơ cấp và thứ cấp 1 theo tỉ lệ sẽ ra được nhóm 3 này).


 

2: Phối màu (Color scheme):

Tạo nên các bảng màu hợp lý dựa trên nguyên lý 1 là bánh xe màu sắc được gọi là phối màu (hoặc sơ đồ màu). Nhờ bảng màu sẽ tạo nên sự thẩm mỹ và hài hòa khi lựa chọn bất kỳ phong cách và sự hấp dẫn riêng biệt. Chúng ta có các dạng sơ đồ sau:

  • Màu đơn sắc (Monochromatic):

Các tone màu khác nhau có cùng sắc sẽ tạo ra một bảng màu đơn sắc.

  • Phối màu tương đồng (Analogous color scheme):

Phối màu tương tự được tạo ra bằng cách xây dựng sự liên kết giữa cái sắc màu nằm kề cận nhau trên bánh xe màu (ví dụ như phối màu ombre)

  • Bộ ba (Triadic):

Bạn có thể tạo bộ ba này từ các màu cách đều nhau trên bánh xe màu.

Bộ ba được tạo nên một tam giác đều. Chúng là các màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu.

  • Bổ trợ trực tiếp(Complementary):

Đây là cách phối màu dựa trên 2 màu sắc nằm đối diện trên trục bánh xe màu. Khi trộn chúng lại ta sẽ có kết quả là sắc màu ấy sẽ bị ám nâu trầm.

  • Bổ túc bộ bốn:

Ứng dụng các màu thứ cấp được phối đều trên bánh xe màu.

  • Bổ túc xen kẽ:

Sử dụng 2 màu đối đỉnh trên bánh xe màu cùng những màu được lấy là 2 màu liền kề với một trong hai màu đối đỉnh ban đầu.


 

3: Nhiệt độ màu sắc:

Trong bánh xe màu sắc, sắc ấm được xuất hiện xung quanh 1 phía cụ thể. Để xác định đó có phải là sắc ấm không, chúng ta sẽ xem chúng xuất hiện ở phía gần màu gì:

  • Màu nóng: vàng, đỏ

  • Màu lạnh: xanh lục và xanh lam.


4: Phối hợp màu sắc:

Phối bất kỳ màu quang phổ cơ bản (đỏ, xanh lục, xanh lam) với một màu bất kỳ cùng màu trắng sẽ tạo nên sự phối hợp này. Nhờ đó ta sẽ có 1 dải màu phân tầng từ đậm đến nhạt, từ màu chính đên màu bổ trợ.


 
  • 4: Ứng dụng nguyên tắc màu sắc vào nội thất siêu đơn giản

1: Chọn một màu chính bất kỳ:

Sử dụng nguyên tắc hoặc tâm lý học màu sắc để thể hiện mong muốn của gia chủ tại không gian đó.

2: Chọn một cách phối màu:

Sử dụng các nguyên tắc về phối màu để dung hòa nhu cầu và cách thể hiện đối với màu chính mà đã chọn từ ban đầu.

3: Từ tối đến sáng theo chiều dọc:

Nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất thường chọn cách sử dụng màu từ tối đến sáng theo hướng thẳng đứng trong không gian.

Cách này được ứng dụng theo hướng sử dụng màu tối cho sàn và sáng dần lên phía trần nhà. Và thủ thuật này sẽ giúp không gian như được mở rộng ra và thoáng đãng hơn.

4: Tham khảo bánh xe màu sắc:

Ứng dụng tốt bánh xe màu sắc sẽ mang lại trải nghiệm không gian tuyệt vời cho gia chủ. Hãy tìm hiểu cách phối màu theo nguyên tắc dựa trên cơ sở bánh xe màu sắc sẽ giúp chúng ta dễ dàng chọn lựa được màu sắc nào sẽ phù hợp để phối với những màu sắc còn lại.

5: Đừng sợ màu xám:

Màu trung tính gồm trắng, đen và xám. Với xám, đây được xem là sắc trung tính thời thượng bậc nhất. Dù bạn chọn phong cách thiết kế cổ điển hay hiện đại, châu Âu hay châu Á thì sắc xám vẫn đáp ứng được hết và có khả năng làm hài hòa mọi thứ lại với nhau.

6: Quy tắc: 60-30-10

Trong thiết kế nội thất, có một quy tắc là 60-30-10, chính là bạn chỉ nên có tối đa 3 tone màu và kết hợp chúng theo tỉ lệ này.

Tức là, một màu chủ đạo sẽ chiếm 60% tổng thiết kế (đa số là các bức tường và thành phần chính trong ngôi nhà); tiếp đến là màu thứ cấp chiếm 30% sẽ là màu tạo ra tính liên kết và nhu thuận (thường các chi tiết trong nội thất); cuối cùng là 10% dành cho màu phụ (tone này giúp tạo ra điểm nhấn trong các món trang trí ngôi nhà).

Hãy cố giữ vững tỉ lệ này để tạo ra sự cân bằng cho toàn bộ thiết kế nhé.

7: Sự tương phản giữa nóng và lạnh:

Những gam màu trung tính không hề buồn tẻ. Bởi chúng sẽ là “chất keo dính” mang lại sự cân bằng trong giao thoa màu nóng và màu lạnh trong thiết kế.

8: Sự đơn sắc:

Không gian nhỏ chính là “bệ phóng” cho các kiểu phối màu đơn sắc thêm thăng hoa. Càng ít không gian càng nên đề cao sự đơn giản. Nhiều sắc thái của một tone màu sẽ nâng cấp không gian của bạn không ít đâu.

9: Thể hiện phong cách cá nhân:

Điều gì dẫn đến sự khác biệt dù áp dụng nguyên tắc và cách sắp xếp tương tự nhau trong nội thất? Đó chính là chất riêng của gia chủ. Lấy cảm hứng từ phong cách cá nhân của chủ nhân ngôi nhà, những vật trang trí sẽ tạo ra điểm nhấn cho không gian.

Ngôi nhà cũng sẽ phản ánh được gia chủ và gout thẩm mỹ thông qua màu sắc và cách thiết kế nội thất.

10: Tạo ra cảm xúc từng không gian bằng màu sắc:

Ứng dụng tâm lý học màu sắc để sáng tạo ra các nguồn năng lượng phù hợp với từng gian phòng. 

Nêu cần tạo nên sự sang trọng của hoàng gia, có thể chọn sắc tím trầm. Hoặc để giúp tâm trí thư giãn thì có thể chọn màu xanh dương.

 
  • 5. Lời kết:

Màu sắc không chỉ là màu sắc mà còn hơn thế nữa. Để tạo ra một không gian chứa đựng ý nghĩa, cảm xúc và năng lượng thì việc hiểu rõ và áp dụng chắc chắn kỹ thuật liên quan đến lý thuyết trong màu sắc, cụ thể là cơ sở bánh xe màu sắc sẽ giúp tạo ra một thiết kế giá trị và cân bằng.



Chia sẻ

Bài viết liên quan