Shopping Cart

Lỗi views/plugins/sicommerce-cart/cart/cart-total.php

Chất Liệu Lụa Tencel Là Gì? Tâm Điểm Với Những Đặc Tính Thú Vị

11/03/2023
Tin tức

Ngành thời trang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu làm đẹp cho bản thân và đầu tư cho giấc ngủ cũng ngày một cao nhưng kéo theo đó là gây hại cho môi trường. Đó chính là những mặt trái gây nhức nhối cho ngành công nghiệp với vẻ ngoài xa hoa, lộng lẫy này.

Tencel là một trong những loại vải thân thiện với môi trường

Trong tương lai, con người sẽ hướng tới thời trang bền vững với các loại vải, chất liệu thay thế thân thiện với môi trường. Trong đó, vải lụa tencel đang là tâm điểm với những đặc tính thú vị. Cùng Betty tìm hiểu sâu về loại vải tuyệt vời này nhé!

Vải lụa Tencel hay Lyocell là một loại vải bán tổng hợp, được sản xuất từ bột gỗ (cellulose) của của các cây gỗ có sẵn trong tự nhiên thuộc họ Kim như cây khuynh điệp, cây bạch đàn, tre, … (các loại cây thân xốp nhiều cellulose).

Bởi tencel chủ yếu được làm từ các thành phần hữu cơ nên nó được coi là sự thay thế bền vững cho các loại sợi tổng hợp hoàn toàn như polyester. Tencel cho khả năng thấm hút hơn 50% so với bông, cần ít nước và năng lượng để sản xuất. Vì vậy, có thể nói, đây là một chất liệu an toàn tuyệt đối cho làn da, sức khỏe của người sử dụng cũng như thân thiện với môi trường.

2. Top những loại lụa Tencel phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, người ta chia lụa Tencel thành hai loại chính là Tencel Lyocell và Tencel Modal. Vậy chúng có gì khác biệt?

1 Tencel Lyocell

Tencel Lyocell kết hợp sợi cellulose với các loại sợi dệt khác, phổ biến như cotton, polyester, sink (lụa), nylon, rayon và wool (len). Sự pha trộn này nhằm nâng cao đặc tính của vải. Vậy nên, Tencel Lyocell sẽ bền, thoáng khí và thoải mái hơn, được ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo, …

2 Tencel Modal

Tencel Modal cũng có quy trình sản xuất giống như Tencel Lyocell. Tuy nhiên, so với Tencel Lyocell, Tencel Modal sở hữu sợi mỏng hơn nên mềm mại hơn khi chạm vào. Bạn có thể tìm thấy Tencel Modal trên các sản phẩm thời trang nam nữ hiện nay.

Ngoài ra, tại Việt Nam, lụa tencel có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau như tencel 40s, tencel 60s, tencel 100s. Vải tencel 40s là loại vải có số lượng sợi là 40s, mật độ sợi là 133x72 - nghĩa là có 133 sợi vải dọc đan xen với 72 sợi vải ngang/1 inch vuông.

Tương tự, vải tencel 60s có mật độ T300 với 300 sợi vải dọc và 300 sợi vải ngang thiết kế đan xen nhau. Tencel 60s có thiết kế bền và đẹp hơn tencel 30s, giá thành cũng nhỉnh hơn một chút. Còn vải Tencel 100s được đánh giá là loại vải vô cùng cao cấp với mật độ vải T500 tức là 500 sợi vải dọc và 500 sợi vải ngang tạo nên.

3.  Quy trình sản xuất lụa Tencel:

Bước 1: Chuẩn bị bột gỗ

Các mảnh gỗ cứng như sồi hoặc bạch dương sau khi đến cơ sở sản xuất Tencel sẽ được chia nhỏ và nghiền thành bột giấy. Tiếp theo, người ta đưa bột giấy này rửa sạch trong nước và (có thể) dùng thuốc tẩy để khử trùng. Sau đó, nó được làm khô và cuộn lại, mỗi cuộn nặng khoảng 500 pounds.


Bước 2: Hòa tan cellulose (bột gỗ)

Những tấm vừa được làm khô sẽ được chia thành các phần hình vuông khoảng 1 inch và chúng được đặt trong thùng có áp suất và nung nóng của oxit amine. Oxit amine là dung môi chính để sản xuất lụa tencel. Khi cellulose hòa tan thành chất lỏng trong suốt, người ta sẽ lọc sợi.

Quy trình sản xuất lụa tencel hoàn chỉnh tại TENCEL (Ảnh: tencel.com)

Bước 3: Thu sợi

Cenlulose bị ép qua các ống tơ và biến thành sợi dài và mỏng. Sợi thu được được ngâm trong một thùng oxit amine pha loãng để đông kết và sau đó chúng được rửa sạch bằng nước khử khoáng.

Bước 4: Thành phẩm

Bước cuối cùng là rửa sạch sợi và áp dụng phương pháp sấy khô, rồi cuộn thành các cuộn lớn và dệt thành vải hoàn chỉnh.


3.2 Sản xuất vải tencel có ảnh hưởng đến môi trường không?

Việc sản xuất bất kỳ loại vải nào cũng có tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường kể cả Tencel. Tuy nhiên, vải lụa tencel được coi là loại vải thân thiện hơn các loại vải khác.

Là một chất xơ có nguồn gốc tự nhiên, Tencel có thể phân hủy sinh học. Sợi lyocell của thương hiệu TENCEL được làm từ bột cây bạch đàn (theo Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, loại cây này không cần thuốc trừ sâu và tưới tiêu).

Lenzing AG cũng nói họ “có thể trồng đủ cây cho hàng tấn tencel trên nửa mẫu đất rừng không thích hợp cho nông nghiệp). Và họ cũng công bố “các nguồn nguyên liệu được chứng nhận và kiểm soát chặt chẽ và bền vững”.

TENCEL sử dụng quy trình sản xuất vòng khép kín, gọi là công nghệ REFIBRA ™. Trong hệ thống này, 99% dung môi hóa chất được thu hồi và tái chế, giảm thiểu chất thải và khí thải. Các loại rác thải đều bị phân hủy tự nhiên hoặc xử lý sinh học ngay tại chỗ.

Đặc biệt, với tính chất của nguyên liệu bột gỗ nên tuyệt đối không dùng thuốc tẩy, từ đó người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng vải Tencel. Mặt khác, lụa tencel có pha trộn thuốc nhuộm thông thường, nó ít nhiều gây hại tới môi trường. Tuy nhiên, nếu so sánh, tencel cần ít thuốc nhuộm hơn bông. 


Lụa tencel là một tiêu chuẩn mới sự bền vững và bảo vệ môi trường (Ảnh: tencel.com)

4. Đặc điểm nổi bật của vải lụa Tencel

Vải tencel có đặc tính nổi bật như mềm mại, khả năng thấm hút và kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, Tencel có độ co giãn thấp vì chúng không hề bị các khoáng chất do nước cứng bám vào. Vậy nên, cho dù qua nhiều lần giặt, tencel vẫn có được vẻ ngoài nguyên bản.

Khả năng thấm hút vượt trội

Lụa Tencel sở hữu khả năng hấp thụ độ ẩm cực kỳ tuyệt vời. Nhờ vậy mà mồ hôi tiết ra từ cơ thể hay không khí ẩm đều được thấm hút nhanh vào trong sợi, rồi lại nhanh chóng tỏa ra ngoài không khí xung quanh để ngăn ngừa độ ẩm vượt mức cho phép.

Người sử dụng sẽ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Thậm chí, ngay khi bạn chạm vào các vật dụng được làm từ vải Tencel, sẽ thấy rõ ngay cảm giác mát lạnh, mềm mịn.

Thân thiện với môi trường

Như Betty đã chia sẻ ở trên, tencel là loại vải thân thiện với môi trường so với các loại vải khác. Không chỉ tự phân huỷ trong đất mà trong quá trình sản xuất lụa Tencel, các dung môi được dùng để tạo ra vải cũng hoàn toàn vô hại đối với con người, có thể tái sử dụng nhiều lần và không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào với người sử dụng.

Không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng

Với thành phần 100% từ bột gỗ tự nhiên cùng với quy trình sản xuất hiện đại, khép kín, các sản phẩm từ vải Tencel luôn là lựa chọn hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ giấc ngủ của con người.

Khi sử dụng lụa Tencel, người dùng sẽ không phải lo lắng về các vấn đề dị ứng da. Bởi loại vải này có thể tự kiểm soát được độ ẩm hiệu quả, từ đó giúp giảm sự sinh trưởng của vi khuẩn, diệt nấm mốc và chống nhiễm khuẩn trên da một cách tối ưu. Đặc biệt, đối với gia đình có trẻ nhỏ hay những người có làn da nhạy cảm, dễ bị tổn thương thì không nên bỏ qua vải tencel nhé!

5.  Chăn ga gối lụa Tencel http://bettybedding.vn/tencel

Ngoài ứng dụng trong thời trang, lụa tencel còn dùng để sản xuất bộ chăn ga gối. Nhờ các tính năng ưu việt, loại vải này giúp cho người nằm cảm thấy thoái mái và êm ái. Đồng thời cũng không gây hiện tượng kích ứng da thích hợp cho những người có làn da nhạy cảm, nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Với độ thông thoáng vượt trội, nhiệt độ của cơ thể trong khi ngủ sẽ được cân bằng và hút ẩm nhanh chóng. Do đó sẽ ngăn chặn sự tấn công, xâm nhập của các vi khuẩn, côn trùng có hại với người sử dụng. 


HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN SẢN PHẨM

  1. Giặt với nước có nhiệt độ dưới 30°C và sử dụng xà phòng có độ kiềm trung bình, không dùng chất tẩy trắng, không được giặt khô.
  2. Ngâm sản phẩm vào nước lạnh, xả 2-3 nước cho sạch, không sử dụng bột giặt cho lần giặt đầu tiên.
  3. Ngâm nước lạnh 5 phút rồi sau đó cho xà phòng vào giặt ngay cho các lần giặt tiếp theo.
  4. Thời gian giặt không nên quá 30p.
  5. Khi giặt nên vò nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh, không dùng bàn chải chà sát, có thể gấp lại khi vất.
  6. Xà phòng sử dụng tốt nhất cho Tencel khi giặt tay, giặt máy là dầu gội ( hoặc sử dụng xà phòng không có chất tẩy ).
  7. Không phơi sản phầm trực tiếp dưới ánh nắng gắt, nên phơi chỗ râm mát.
  8. Không nên giặt chung với các sản phẩm khác.

Tốt nhất với Tencel, bạn nên giặt hấp, giặt tay hoặc giặt máy ở chế độ nhẹ nhàng cho vải mềm để tránh tổn hại bề mặt vải. Trong trường hợp bạn giặt máy, hãy dùng túi giặt chuyên dụng loại lớn để đảm bảo chất lượng vải, vì khi giặt ở chế độ mạnh, vải sẽ bị đổ lông. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối lưu ý trường hợp này, hãy sử dụng túi giặt chuyên dụng và giặt ở chế độ nhẹ để bảo quản sản phẩm tốt nhất bạn nhé.

Chia sẻ

Bài viết liên quan