Shopping Cart

Lỗi views/plugins/sicommerce-cart/cart/cart-total.php

Kiến Thức Về Chất Liệu Vải SATIN

10/03/2023
Tin tức

Chất liệu satin là loại vải mềm, bóng, thường được sử dụng trong những trang phục cầu kỳ. Từ thời xa xưa, vải satin đã được dùng làm vật phẩm dâng tặng vua chúa, còn ngày nay được ứng dụng để may váy cưới hay những trang phục sang trọng. Hãy cùng Betty tìm hiểu lý do khiến loại vải này lại “cao quý” đến vậy nhé!

Vải satin là (sa-tanh) là một loại vải được dệt theo kỹ thuật vân đoạn từ ba loại sợi: tơ tằm, polyester và sợi viscose. Chính bởi kỹ thuật dệt đặc biệt này đã tạo nên cấu trúc vải chặt chẽ, sở hữu đầy đủ những đặc tính sợi nên vải satin có bề mặt bóng, láng mịn còn mặt dưới thô mờ. Đây cũng được đánh giá là chất liệu may cao cấp trên thị trường với tính ứng dụng cao trong đời sống hiện nay.



Lịch sử ra đời vải satin

Vải satin hình thành từ rất lâu. Theo nhiều ghi chép, chất liệu này xuất hiện từ thời Trung cổ. Cái tên Satin bắt nguồn từ “Zatiun” - tên Ả Rập của cảng Tuyền Châu, Trung Quốc.

  • Khoảng 2000 năm về trước, ở nông thôn phổ biến trồng dâu, nuôi tằm và Trung Quốc là vùng đất đầu tiên sản xuất ra vải satin. Lợi nhuận từ vải satin cao cấp này rất lớn nên Trung Quốc đã bảo vệ công thức dệt trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, sau đó, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan cũng đã học được kỹ thuật dệt của loại vải này.


Châu Âu biết đến vải satin nhờ giao thương trên con đường tơ lụa

  • Ở phương Tây, vải satin du nhập qua con đường tơ lụa. Song, các loại sợi để dệt nên chất liệu satin còn khan hiếm nên giá thành loại vải này rất đắt đỏ. Ý là quốc gia đầu tiên sản xuất vải satin và đến thế kỷ XIV, hầu hết ai cũng biết vải satin là vải gì nhưng giá thành vẫn đắt nên chất liệu chỉ dùng cho tầng lớp thượng lưu và quý tộc.
  • Đến những năm 1970, vải satin được sử dụng phổ biến hơn, đáng chú ý là đồ corset - một loại trang phục định hình đường cong cho cơ thể phụ nữ như dáng đồng hồ cát. Đây là chuẩn mực phụ nữ thời bấy giờ.

Kỹ thuật dệt vải Satin

Điều làm nên sự khác biệt cũng như tính thẩm mỹ, sang trọng cho chất liệu vải lụa satin nằm ở kỹ thuật dệt vân đoạn (một trong ba hình thức dệt may chính, cùng với dệt trơn và dệt đan chéo). Kỹ thuật dệt này giúp vải satin sở hữu mặt trên láng bóng còn mặt dưới thô mờ.

Kỹ thuật này yêu cầu ít sự đan kết giữa sợi dọc và sợi ngang. Cụ thể, ít nhất 4 sợi ngang sẽ đè lên 1 sợi dọc, nghĩa là ở mặt vải ngược lại: 4 sợi dọc sẽ đè lên 1 sợi ngang. Khi dệt, các sợi dọc sẽ được giữ cố định trên khung cửi còn sợi ngang sẽ được luồn lên xuống. Kỹ thuật dệt satin khiến cho bề mặt vải có nhiều sợi ngang song song, do đó bề mặt vải láng bóng hơn.




Kỹ thuật dệt vân đoạn cầu kỳ làm nên chất liệu satin cao cấp

Trước đây, satin được làm từ lụa tơ tằm, là những sợi vải kéo dài liên tục từ kén tắm. Ngày nay, satin còn được dệt từ sợi polyester và rayon (tơ nhân tạo).

Có nhiều kỹ thuật dệt vải khác nhau để tạo ra satin:

  • Kỹ thuật 4/1: Cơ bản nhất là 1 sợi ngang đè lên 3 sợi dọc, giúp vải đàn hồi, dễ co giãn hơn cách dệt 1/1
  • Kỹ thuật dệt 5/1: Tương tự như trên, nhưng lần này sợi ngang sẽ đè lên 3 sợi dọc rồi mới luồn xuống 1 sợi dọc.
  • Kỹ thuật dệt 8/1: Đây là cách dệt satin linh hoạt nhất, với 1 sợi ngang đè lên 7 sợi dọc rồi luồn xuống 1 sợi dọc.

Đặc tính chất liệu vải satin

Ưu điểm của vải satin

  • Vải satin mỏng, nhẹ, sờ vào mát tay và đặc biệt bề mặt óng ánh, mềm mại. Những trang phục sử dụng chất liệu satin không chỉ đem đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp mà còn mang lại cảm giác thoải mái, thân thiện với làn da.
  • Kỹ thuật dệt vân đoạn, sử dụng sợi bông, sợi tơ tằm nên vải satin có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giữ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè nên bạn hoàn toàn không lo chất lụa satin có nóng không.
  • Ngày nay vải satin đa dạng màu sắc nên đáp ứng tối đa nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của thị trường thời trang.


Chất liệu satin nổi bật với vẻ đẹp óng ả, mềm mại.


Nhược điểm của vải satin

Bề mặt láng mịn của vải satin vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm của chất liệu này. Với những thợ may chưa có tay nghề sẽ gặp khó khăn trong việc luồn kim mũi chỉ theo mong muốn, và chất liệu cũng khó tạo nếp.

Sự mỏng nhẹ của chất liệu nên chúng rất dễ bị xước, ngay cả khi móng tay chạm nhẹ. Vì thế sử dụng và bảo quản chất liệu vải satin cần cẩn thận và tỉ mỉ, nhất là với satin lụa.

Ngoài ra, giá thành vải satin cao cấp không hề rẻ nên chúng không được ứng dụng rộng rãi trên thị trường như cotton hay linen,...

Phân loại vải satin chính hay sử dụng

Vải Lụa Satin

Chất liệu vải lụa satin là sản phẩm phổ biến nhất, được nhiều người ưa chuộng nhất nhờ tính thẩm mỹ cao, mềm mại, óng ả

  • Thành phần: Chủ yếu sợi lụa dệt, một số chất phụ gia khác,...
  • Đặc điểm: Vải lụa satin mềm mại, chống bụi bẩn tốt, không bị tích điện vào mùa đông
  • Ứng dụng: Thường sử dụng để may quần, đầm satin bóng, may rèm cửa trang trí



Vải cotton Satin

Vải satin cotton áp dụng công nghệ dệt vải cotton truyền thống kết với satin đem đến chất liệu có tính ứng dụng cao và nhiều người ưa chuộng.


  • Thành phần: Sợi cotton tổng hợp, sợi visco, sợi tơ tằm nhưng mật độ sợi cotton ít để giữ được đặc điểm của vải satin
  • Đặc điểm: Chất liệu sở hữu bề mặt mịn, sáng, bóng, mượt, không bị nhăn như vải chứa 100% sợi cotton. Bề mặt vải giữ được form dáng tốt, duy trì được 1 trạng thái ổn định.
  • Ứng dụng: Sản xuất đồ ngủ, trang phục cho mùa hè, bikini, đồ lót và được ứng dụng phổ biến may chăn ga gối đệm cao cấp.

Ứng dụng trong đời sống

Sở hữu những ưu điểm vượt trội, vải satin được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống với nhiều lĩnh vực khác nhau.

May mặc

Có thể thấy chất liệu satin rất đa dạng, nhiều loại khác nhau, đáp ứng được nhiều kiểu dáng, mẫu mã mới mẻ của ngành thời trang. Chính bởi sự kết hợp giữa sợi satin với những sợi tơ tổng hợp khác như visco, nylon, polyester mà chất liệu này được sử dụng rộng rãi hơn với giá thành phải chăng hơn. Ứng dụng phổ biến và nổi bật nhất của vải satin chính là sản xuất váy cưới, váy dạ hội.



Vải Satin được ứng dụng trong sản xuất váy cưới.

.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng satin để sản xuất các phụ kiện như khăn, vải bọc mũ, khăn choàng cổ, cột tóc,.. Satin là chất liệu tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát của phụ nữ.

Chăn ga gối 

Ngày nay, chất liệu satin còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối với độ bền, chắc và khả năng chống bám bụi hiệu quả. Bên cạnh đó, vẻ đẹp óng ả từ satin sẽ mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian phòng ngủ.


Chăn ga may từ vải satin đem đến cảm giác nằm êm ái, dễ chịu, thư giãn


Nội thất

Một số vật dụng trang trí nội thất cũng sử dụng satin để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm như vỏ bọc sofa, rèm cửa, vỏ bọc đè, khăn trải bàn,...

Hướng dẫn bảo quản và sử dụng vải satin

Chính bởi kết cấu mỏng, nhẹ nên để đảm bảo độ bền cho vải satin cao cấp, quá trình giặt giũ, bảo quản satin đòi hỏi cẩn thận và tỉ mỉ. Dù được dệt từ sợi tự nhiên hay sợi tổng hợp, bạn cũng nên giặt khô để vải giữ được độ bền và vẻ đẹp thẩm mỹ.

  • Khi giặt: Nếu bạn muốn trang phục may từ vải satin luôn mới, đẹp và giữ được kiểu dáng như ban đầu, bạn không nên vắt mạnh vải, đồng thời không ngâm vải với bột giặt hay các chất có độ tẩy rửa mạnh.
  • Khi phơi: Bạn nên phơi sản phẩm sử dụng chất liệu satin ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau đó ở nơi khô ráo, tránh nấm mốc tấn công.
  • Khi ủi: Bạn nên sử dụng miếng lót bên dưới, là mặt trong của vải vì satin rất mỏng và dễ cháy. Bên cạnh đó bạn nên ủi ở nhiệt độ thấp, tránh làm cháy vải.


Tránh là/ ủi vải là nhiệt độ cao


Bên cạnh quần áo, chăn ga gối được may từ vải satin cũng nên được bảo quản tương tự, Bạn chỉ nên giặt bằng tay và phơi dưới ánh nắng vừa phải để đảm bảo độ bền cho chăn ga.

Với thông tin chi tiết trên đây, bài viết hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về chất liệu vải satin cũng như lý do vì sao satin luôn được xem là vải cao cấp cho giới thượng lưu. Ngày nay, khi nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn và làm đẹp cho không gian phòng ngủ tăng, cũng là lúc những bộ chăn ga làm từ chất liệu satin được yêu thích và lựa chọn. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm sản phẩm chăn ga gối satin cao cấp để trang hoàng tổ ấm của mình, đừng ngần ngại liên hệ với Betty để được tư vấn nhé. 

Chia sẻ

Bài viết liên quan